Bây giờ tui xin có 1 đề tài khơi ra như thế này để các bác cùng thử suy nghĩ và tranh luận nha:
Giả sử bạn là lãnh đạo EVN, đứng trước những vấn đề thiếu điện thì bạn sẽ xử lý như thế nào???
Không nói chung chung và xuông được, phân tích tình hình hiện tại bạn đang đứng trước những khó khăn, thách thức như sau:
1. Về ngoại cảnh:
- Nguồn năng lượng sơ cấp đang cạn kiệt: thủy điện đã khai thác gần hết các dự án lớn có hiệu quả, các dự án thủy điện nhỏ thì hiệu quả thấp, phụ thuộc thời tiết (thường là điều tiết ngày, hoặc tháng là cùng), phá hoại môi trường... Nhiệt điện thì đến nay cũng đã phải tính bài toán nhập than cho các dự án mới (mà giá nhập đắt gấp đôi, số lượng k0 nhiều và rủi ro cao)... Gió và mặt trời là điều khó khả thi đầu tư với giá gấp 5-7 lần giá mua...
- Giá năng lượng quá thấp so với chi phí, hiệu quả đầu tư không cao và rủi ro dẫn đến có thể lỗ nên các nhà đầu tư nước ngoài chẳng mặn mà gì đầu tư vào nguồn điện ở VN, khi mà cung đang thiếu rất nhiều so với cầu (mức huy động công suất tối đa hiện tại là trên 13 ngàn MW trong khi yêu cầu của phụ tải vào giờ cao điểm lên trên 15 ngàn MW)... thực là chuyện đau lòng mà nói thì chả ai tin, hay là chưa nói thì đã bị mắng?!
- Sử dụng năng lượng không hiệu quả: máy móc thiết bị sử dụng điện của chúng ta đầu tư còn ham rẻ, không mua những loại công nghệ tiên tiến để tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, nhiều ông bên ngành xi măng, ngành thép còn nhập về những cỗ máy cũ tiêu điện như uống nước mà sản phẩm chả ra được bao nhiêu... dẫn đến tốc độ tăng trưởng có 7% mà tốc độ gia tăng tiêu thụ điện tăng đến 15%... các bác đã biết bài phân tích hệ số giữa gia tăng tiêu thụ điện và tăng trưởng kinh tế rùi đấy: Trung Quốc người ta đang khoảng là 1, còn ta đang là hơn 2, cái này EVN chỉ có khóc thầm thui, đau có được tham gia chấm thầu bên xi măng, thép, mía đường... đâu mà??!!!
- Quy hoạch kinh tế chưa đồng bộ với quy hoạch điện: Việc quy hoạch các vùng kinh tế, khu công nghiệp, các nhà máy... thay đổi xoành xoạch, do nhiều cấp quyết định từ trung ương, các tỉnh, các huyện... Quy hoạch điện từ đó cũng phải thay đổi, mà đâu có dễ thế được, nhà máy điện thì xây cũng phải mất 5-8 năm, đường dây cũng phải hàng năm... nhiều chỗ làm đường dây xong thì không có phụ tải vì quy hoạch treo, rùi chỗ khác thì thiếu nguồn do quá tải đường dây và trạm....cứ thế này thì cũng toi!!!
+++---o0o---+++
2. Về nội bộ trong ngành:
- Tài chính quá eo hẹp, hiện tại giá điện chỉ được tính theo phương án lãi suất thấp và kịch bản không thiếu nước, trong khi chi phí đầu tư, nhân công, nhiên liệu,... thì tăng từng ngày, đi đôi với giá cổ phiếu ngành điện cũng đi xuống hàng ngày... hiện tại EVN không thể tự chủ được nguồn vốn để đầu tư xây dựng thêm nguồn và lưới điện để đáp ứng nhanh với tăng trưởng kinh tế vì thậm chí vốn đối ứng còn chưa đủ, phải vay bằng “tín chấp Nhà nước bảo lãnh”... mà vay vốn thì các loại thủ tục vô cùng phức tạp và rối rắm... tiền ơi là tiền, thiếu tiền làm sao bảo làm nhanh được???!!!
- Trình độ cán bộ quản lý: Phát triển nhanh, nóng dẫn đến thiếu cán bộ quản lý có đủ trình độ, đủ bản lĩnh... Nhiều nơi ở những nhà máy mới, kỹ sư ra trường chưa kinh qua sản xuất vận hành ở đâu đã phải bổ vào những chức danh quan trọng, tránh sao được chuyện dò dẫm, làm sai, dẫn đến quá nhát hoặc quá liều...
- Nguồn nhân lực là chuyên gia, công nhân bậc cao hiện tại cũng đang thiếu nghiêm trọng. Qua cái thời kỳ chuyên gia, công nhân bậc cao được đánh giá, trọng vọng hơn quản bộ quản lý rùi nên bi h người ta đi học lấy bằng đại học, dù là tại chức hay chuyên tu gì đó để ra làm quan, làm quản lý quát nạt cho sướng chứ hơi đâu đi mày mò, cài ải, nghiên cứu khoa học lằng nhằng cho tốn tiền nhà, vợ nó mắng cho suốt. Rùi quay lại, hờ hờ, tui công nhân bậc cao làm mọi việc mà lại phải nghe lệnh một thằng cu vắt mũi chưa sạch, có cái bằng đại học dân lập vớ vỉn gì đó, khó nghe quá... chuyện đời mà??!!
- Quán tính, hay sức ì quá lớn: Một bộ máy bao cấp, được độc quyền từ bao đời nay của ngành điện chưa thoát ra được khỏi cái bóng của mấy từ “cơ quan Nhà nước”,... quân tướng nhiều nơi vẫn cho mình là “người Nhà nước”, việc gì khó khăn đã có Nhà nước lo, đâu cần phải lao tâm khổ tứ tính lỗ lãi làm gì cho khổ, cứ máy móc cơ chế, sao cho yên tâm tại vị...
- Chảy máu chất xám: Trước kia việc chảy máu chất xám đã âm thầm xảy ra khi những kỹ sư giỏi ra khỏi ngành theo những công ty nước ngoài làm saler. Nhưng trong mấy năm qua, khi thay đổi cơ chế và phát triển nguồn điện ngoài EVN, đã có làn sóng hàng ngàn kỹ sư ồ ạt ra khỏi EVN để tham gia các Công ty ngoài như điện lực dầu khí, than khoáng sản, các nhà máy tư nhân, công ty xây dựng... Việc này đã để lại 1 lỗ hổng lớn về nguồn nhân lực cho EVN mà k0 phải ngày một ngày 2 xử lý được...??!!!
Vậy bạn hãy thử làm lãnh đạo, thử suy luận và đưa ra phương án giải quyết hợp lý, hiệu quả và nhanh chóng... giúp EVN thoát ra khỏi tình trạng này???
Hay là, bạn lại thấy cái bài ca muôn thuở "Chung quy cũng tại ông giời" sao nó hay đến thế, bi h mới hiểu????
Hoặc là, Chạy máy phát điện để cung cấp điện.